Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra

Thứ tư - 06/03/2019 12:35
(Dân trí) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng cho thấy những khả năng đáng kinh ngạc của mình, bao gồm cả việc có thể tạo ra những bức ảnh chân dung giống hệt như thật, nhưng lại không phải của người thật, mà chúng ta khó có thể nhận ra.

Tin tức giả mạo đang là một vấn đề khiến nhiều người phải “đau đầu”, tuy nhiên trong tương lai, các tin tức giả mạo thậm chí còn có thể được phát tán với mức độ nguy hiểm hơn nhờ vào sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo.

Philip Wang, kỹ sư phần mềm từng làm việc tại Uber vừa tạo ra một trang web với tên gọi ThisPersonDoesNotExist.com (Người này không tồn tại), mà khi người dùng truy cập vào trang web, trí tuệ nhân tạo được tích hợp lên trang web này sẽ tự động tạo ra hình ảnh chân dung của một người không có thật, nhưng khi nhìn vào đó người dùng sẽ rất khó nhận ra đó là một sản phẩm kỹ thuật số mà tưởng lầm rằng đây là ảnh chụp thực sự của một người nào đó.

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra

ThisPersonDoesNotExist.com sẽ tạo ra một bức ảnh chân dung giống hệt như thật mỗi khi người dùng truy cập vào

 

Mỗi khi truy cập vào trang web, ThisPersonDoesNotExist.com lại tạo ra một bức ảnh chân dung mới không giới hạn, cho thấy khả năng của trí tuệ nhân tạo kinh ngạc đến thế nào.

Trí tuệ nhân tạo trên trang web sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu là những bức ảnh chân dung của người thực, sau đó sử dụng thuật toán và một mạng lưới thần kinh trí tuệ nhân tạo để thay đổi, lắp ghép chi tiết trên các gương mặt này lại với nhau để tạo nên những gương mặt hoàn toàn mới, không hề có thật, nhưng lại rất giống với người thật.

“Mỗi khi bạn truy cập hoặc làm mới trang web, hệ thống của trang web sẽ tạo ra một gương mặt mới”, Philip Wang chia sẻ. “Hầu hết mọi người không thể hiểu được trí tuệ nhân tạo có thể xử lý ảnh tốt như thế nào trong tương lai”.

Ưu điểm của thuật toán này đó là có thể sáng tạo ra vô hạn các nội dung, hình ảnh, đồ họa... rất hữu ích để đáp ứng những công việc sáng tạo khi thiết kế game, phim ảnh... tuy nhiên mặt trái của công cụ này đó là có thể tạo ra các tin tức giả mạo, trong đó trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những câu chuyện với hình ảnh minh họa giống hệt như thật để đánh lừa người đọc mà rất khó để kiểm chứng bởi mức độ thực tế của những hình ảnh do trí tuệ nhân tạo tạo ra.

Trổ tài phân biệt ảnh người thật và ảnh chân dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra

Không lâu sau khi ThisPersonDoesNotExist.com được giới thiệu, một trang web khác cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những bức ảnh chân dung giống hệt người thực cũng được ra đời, với tên gọi WhichFaceIsReal.com (Gương mặt nào là thật).

Khác với ThisPersonDoesNotExist.com khi mỗi lần truy cập sẽ chỉ tạo ra một gương mặt mới, trang web WhichFaceIsReal.com cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những bức ảnh chân dung giống hệt như thật, tuy nhiên bên cạnh đó trang web sẽ đặt thêm một bức ảnh chân dung thật để người dùng trổ tài dự đoán xem đâu là ảnh thật.

WhichFaceIsReal.com là trang web được thiết kế bởi Jevin West và Carl Bergstrom, hai giảng viên của trường đại học Washington (Mỹ). Mục đích lập ra trang web này để cảnh báo cho mọi người về sự nguy hiểm của những tin tức giả mạo khi được trí tuệ nhân tạo “tiếp tay”.

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 2

Trong hai bức ảnh này, bạn có nhận ra đâu là ảnh thật?

 

“Khi một công nghệ mới như thế này xuất hiện, giai đoạn nguy hiểm nhất là khi nó xuất hiện ở thực tế nhưng cộng đồng không nhận ra điều đó”, Bergstrom chia sẻ. “Vì vậy chúng tôi đang cố gắng giáo dục công chúng, làm cho mọi người biết rằng công nghệ này đã xuất hiện. Giống như cách mọi người đều biết rằng các bức ảnh đều có thể được chỉnh sửa bởi Photoshop”.

Jevin West và Carl Bergstrom cho rằng với công nghệ này có thể dễ dàng lan truyền những tin tức giả mạo và làm sai lệch thông tin. Chẳng hạn trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra bức ảnh chân dung của một nghi can khủng bố và lan truyền thông tin về vụ khủng bố lên mạng xã hội, dù thực tế tên khủng bố đó hoàn toàn không tồn tại, khiến cho nhiều người phải lo lắng.

Trong trường hợp này, nhiều người sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh của Google để tìm kiếm bức ảnh chân dung liên quan đến tin tức giả mạo, tuy nhiên bởi vì bức ảnh này được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo và hoàn toàn không tồn tại nên Google cũng không thể xác định được nguồn gốc của bức ảnh cần xác định thông tin.

Rõ ràng “cuộc chiến” chống lại các tin tức giả mạo và sáng lọc các thông tin được lan truyền trên mạng xã hội trong tương lai sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi trí tuệ nhân tạo được tận dụng để giúp các tin tức giả mạo trở nên đáng tin và khó có thể kiểm chứng hơn.

Bạn có thể truy cập vào trang web WhichFaceIsReal.com để có thể kiểm tra xem liệu mình có thể phân biệt được đâu là ảnh thực và đâu là ảnh do trí tuệ nhân tạo tạo ra hay không.

Một vài hình ảnh chân dung thực và chân dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra:

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 3

Nhấn vào đây để xem kết quả

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 4

Nhấn vào đây để xem kết quả

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 5

Nhấn vào đây để xem kết quả

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 6

Nhấn vào đây để xem kết quả

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 7

Nhấn vào đây để xem kết quả

Thử tài nhận diện ảnh người thật và ảnh do AI tạo ra - Ảnh minh hoạ 8

Nhấn vào đây để xem kết quả

T.Thủy

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Máy chủ tìm kiếm135
  • Khách viếng thăm320
  • Hôm nay138,397
  • Tháng hiện tại3,325,321
  • Tổng lượt truy cập155,360,925
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây