Hàng điện tử cũ nội địa Nhật vẫn hút khách dù hàng mới cực rẻ

Thứ tư - 04/04/2018 23:30
Mặc dù thị trường Việt xuất hiện nhiều mặt hàng điện tử mới dày đặc với giá cực mềm nhưng nhiều khách hàng vẫn tỏ ra hào hứng khi săn lùng những món hàng nội địa Nhật với giá cũng chẳng hề rẻ.

Xài rồi, say mê lúc nào không hay!

Thị trường điện máy tại Việt Nam vài năm trở lại đây cực kỳ sôi động với sự tham gia của nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ lớn. Các sản phẩm điện máy ngày càng đa dạng mẫu mã lẫn giá cả và đặc biệt nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu hút khách. Tưởng chừng thị trường mới sẽ khiến cho đồ điện tử nội địa Nhật đã qua sử dụng sẽ chật vật để tồn tại. Tuy nhiên, thực tế là không!

Hàng điện tử cũ nội địa Nhật vẫn hút khách dù hàng mới cực rẻ
Hàng liên tục được chuyển đi cho khách đặt trước

Có mặt tại một shop chuyên bán đồ điện tử Nhật ở quận 8, TPHCM, chứng kiến ông chủ cửa hàng này tất bật lau chùi sản phẩm, đưa ra xe để chuyển đến các khách hàng đã đặt hàng trước. Xong việc chuyển hàng, tay ông tiếp tục gõ vào bàn phím để trả lời rất nhiều câu hỏi từ khách hàng về những món hàng điện tử nội địa Nhật, từ giá cả cho đến cách sử dụng.

Nói với , ông Trần Việt Anh, chủ cửa hàng trên cho biết, dù mới kinh doanh hơn 1 năm nay nhưng lượng khách vẫn rất ổn định và thực tế thị trường này không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hàng mới. Lý do ông đưa ra bởi nguồn hàng nội địa Nhật có sức hút riêng và đối tượng sử dụng riêng. Đây là một thị trường ngách, một bộ phận người dùng biết họ mới xài.

"Đồ điện tử nội địa Nhật có sức hấp dẫn rất riêng, giống như anh em thích chơi xe cổ, radio cổ hay điện thoại cổ... Nên sức hút của nó rất riêng, khó để so với hàng trong siêu thị". Ông Việt Anh cho biết.

Hàng điện tử cũ nội địa Nhật vẫn hút khách dù hàng mới cực rẻ - Ảnh minh hoạ 2
Nhiều mặt hàng nội địa Nhật hút khách đến lạ kỳ

Theo ông Việt Anh, hàng nội địa Nhật về tiêu chuẩn rất cao và giá bán ở Nhật cũng rất cao chứ không rẻ. Nếu tính thử 1 sản phẩm cùng chức năng, hàng mới nội địa Nhật có khi còn đắt gấp đôi, gấp ba lần. Chỉ có hàng đã qua sử dụng giá mới rẻ và phù hợp túi tiền nhưng chức năng hơn hẳn hàng siêu thị.

Lấy ví dụ, ông dẫn chứng một nồi cơm điện từ Nhật (cao tần) đã qua sử dụng chỉ có giá chỉ hơn 1,6 triệu đồng, trong khi nồi cùng chức năng trong siêu thị phải cho hơn chục triệu đồng. Nhưng về khoảng nấu cơn, nồi cơm điện từ nội địa Nhật nấu cơm ngon hơn hẳn những chiếc nồi cơm truyền thống mua trong siêu thị và vì thế những ai đã mua nồi cơm này thì mới thấy nó tốt ra sao. Hay một một máy giặt sấy công nghệ tiên tiến hơn của Nhật đã qua sử dụng chỉ vào khoảng 10-11 triệu đồng nhưng nó chạy rất êm, quần áo sạch, tiết kiệm nước và điện, cũng như các chi tiết sản phẩm được thiết kế châu chuốt hơn.

Hàng điện tử cũ nội địa Nhật vẫn hút khách dù hàng mới cực rẻ - Ảnh minh hoạ 3

Máy rửa bát của Nhật giá khoảng 5 triệu đồng

Một ví dụ khác là máy rửa chén nội địa Nhật đã qua sử dụng của Toshiba, National... chỉ dưới 5 triệu đồng, rẻ hơn 1/3 giá của hàng mới trong siêu thị nhưng công năng sử dụng tốt hơn và thậm chí nhiều tính năng hơn.

Do đó, ông kết luận, chưa xài thì chưa biết nhưng đã lỡ xài rồi thì "lậm" vào hàng nội địa Nhật lúc nào không hay. Nó có sức hút riêng và đối tượng khách hàng rất riêng. Nhiều người mua một lần rồi quay lại để tìm thêm những sản phẩm khác bởi thích thú với những trải nghiệm mà hàng nội địa Nhật đem lại, khó để mà so với hàng trong siêu thị.

Hàng cũ quá có tốt không?

Khi được hỏi về vòng đời bao nhiêu năm nào trở lại để sử dụng cho thật tốt thì ông Việt Anh cho biết, đồ nội địa Nhật rất hay ở khoản này.

Ông nói: "Đối với hàng nội địa Nhật, một cái máy ở năm 2008 nó lại bền hơn cái máy sản xuất năm 2015 là chuyện bình thường. Hàng 2008 trở về trước, tiêu chuẩn rất khác, khi mổ xẻ một chiếc máy 2008 nó còn hoành tráng, xin hơn cái máy của năm 2012".

Hàng điện tử cũ nội địa Nhật vẫn hút khách dù hàng mới cực rẻ - Ảnh minh hoạ 4

Ông lý giải, trước năm 2008, tiêu chuẩn của Nhật rất cổ hũ, sản xuất đồ điện tử luôn nghiêm ngặt về độ chắc chắn, riêng độ cao cấp phải gấp đôi, gấp ba lần so với hàng xuất khẩu. Nhưng năm 2008, được xem là năm bản lề ở Nhật vì cơn bão tài chính, hàng loạt công ty ở quốc gia này ồ ạt chuyển dịch cơ cấu từ việc sản xuất tập trung ở thị trường nội địa chuyển sang gia công từ các nước thứ 3 như Trung Quốc, Thái Lan... Từ đó, nó giảm tiêu chuẩn xuống, không còn "ăn chắc, mặc bền" như xưa mà thay đổi theo mẫu mã, phù hợp hơn với thị trường quốc tế. Vật liệu sử dụng không còn cao cấp hơn và ít độ phức tạp hơn để tạo tính cạnh tranh. Đó cũng là cách để lý giải vì sao một thiết bị đời cũ hơn của Nhật lại bền hơn những đồ mới hiện nay.

Về việc mua như thế nào cho đúng cách? Ông Việt Anh đưa lời khuyên, người dùng nên tìm kiếm thông tin về sản phẩm, hãy lựa chọn các đơn vị kinh doanh uy tín để mua sắm bởi đây là hàng đã qua sử dụng. "Khi mua hàng, người dùng nên hỏi chỗ bán cam kết bảo hành như thế nào? Có Việt hóa không? Có tương tác và giúp người dùng hiểu biết về sản phẩm không? Nếu có sự cố có đổi trả và sẵn lòng giúp đỡ không?". Ông nói thêm.

Tác giả: Gia Hưng

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập576
  • Máy chủ tìm kiếm94
  • Khách viếng thăm482
  • Hôm nay110,958
  • Tháng hiện tại3,297,882
  • Tổng lượt truy cập155,333,486
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây