Anh phát hiện giếng thánh "chữa bách bệnh"

Thứ năm - 03/11/2016 21:35
Giếng Thánh Anne gắn với nhiều truyền thuyết thời Trung cổ về khả năng chữa các bệnh về da và mắt.
anh-phat-hien-gieng-thanh-chua-bach-benh

Giếng thánh Anne vừa được khai quật ở gần thành phố Liverpool, Anh. Ảnh: Historic England.

Giếng thánh Anne có nguồn gốc từ thời Trung cổ vừa được tìm thấy trong khu đất của một trang trại tư nhân nằm gần thành phố Liverpool, Anh, Seeker hôm 2/11 đưa tin.

"Cái giếng bị đất lấp kín do các hoạt động cày xới. Có rất ít dấu hiệu của nó trên bề mặt khi chúng tôi lần đầu tới đây. Tuy nhiên, sau khi khai quật, nó được tìm thấy trong tình trạng khá tốt", Jamine Quartermaine, nhà khảo cổ học giám sát cuộc khai quật, cho biết.

Giếng thánh Anne được xây bằng các khối sa thạch sản xuất ở địa phương. Nó bao gồm một bể chứa nông hình vuông và hai bậc dẫn xuống dưới.

"Cái giếng có thể được xây dựng vào cuối thời Trung cổ bởi kết cấu của nó phù hợp với kiến trúc thời kỳ này. Ngoài ra, Thánh Anne chỉ bắt đầu được tôn sùng rộng rãi ở Anh vào cuối thế kỷ 14", Quartermaine nói.

Theo truyền thuyết, thánh Anne từng tắm trong chiếc giếng này. Những người thời sau, đặc biệt ở thế kỷ 19, cho rằng cái giếng có thể chữa các loại bệnh về mắt và da. Vì thế, nhiều người hành hương đã tới đây để ngâm mình trong bể nước sâu hơn 1 m.

Một truyền thuyết dân gian khác kể rằng vào thế kỷ 16, một cha xứ quản lý tu viện gần cái giếng từng buông ra một lời nguyền rằng kẻ tranh chấp đất đai với ông sẽ chết trong vòng một năm lẻ một ngày. Người kia qua đời sau đó không lâu, khiến nhiều người tin rằng cái giếng thực sự bị nguyền rủa.

Theo thời gian, giếng thánh dần dần bị rơi vào lãng quên và bị vùi lấp trong quá trình canh tác. Sau cuộc khai quật gần đây, nhà chức trách địa phương lên kế hoạch lắp hàng rào gỗ mới xung quanh miệng giếng nhằm bảo vệ nó không bị hư hại do máy móc nông nghiệp.

"Chúng tôi đã làm việc với các nông dân trong vùng để đảm bảo giếng thánh quan trọng này có thể tồn tại lâu dài trong tương lai", Tamsin Cooke, người đại diện của Tổ chức Di sản Lịch sử Anh bị Đe dọa, nói. 

Xem thêm: Chiếc giày La Mã 2.000 năm giống hệt giày thể thao hiện đại

Hiền Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập600
  • Máy chủ tìm kiếm70
  • Khách viếng thăm530
  • Hôm nay92,031
  • Tháng hiện tại3,278,955
  • Tổng lượt truy cập155,314,559
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây